Mùi “Lạ” Ở Nước Uống Tại Nhà, Bạn Đã Bao Giờ Để Ý?

Đăng bởi CÔNG TY TNHH COOKING STUDIO vào lúc 07/06/2021

 

Vì sao nước có mùi?

Ở nông thôn, nhiều gia đình vẫn có thói quen dùng nước giếng khoan, nước sông để phục vụ sinh hoạt, thậm chí ăn uống. Phương pháp xử lý nước đơn giản chỉ là lắng phèn hoặc lọc thủ công qua cát, than nên không thể loại bỏ hoàn toàn tạp chất lẫn trong nước, nước có mùi là hoàn toàn dễ hiểu.

Ngay cả ở các đô thị lớn, người dân dùng nước do các nhà máy nước cung cấp nhưng tình trạng nước có mùi vẫn có thể xảy do quá trình dẫn nước về các hộ gia đình, nếu đường ống bị rò rỉ hoặc phân hủy các hợp chất hữu cơ tích tụ lâu ngày cũng gây mùi. Do vậy, dù ngửi thấy bất kỳ “mùi lạ” nào trong nước thì cũng chứng tỏ, nguồn nước nhà bạn đang có vấn đề.

 

 

  • Mùi “thuốc tẩy”: Hay còn gọi là mùi clo. Đây là tình trạng hết sức phổ biến, thường gặp ở các đô thị - nơi người dân dùng nước do các nhà máy nước cung cấp. Thông thường, clo được cho vào nước để ngăn sự phát triển của vi khuẩn.   
  • Mùi tanh: Do nước chứa nhiều sắt, mangan hay nhôm. Mặt khác, nước nhiễm sắt cũng thường có màu vàng đục, để lâu sẽ có cặn nâu đỏ hoặc nổi váng vàng trên mặt.
  • Mùi khai: Với những mẫu nước nhiễm amoni ở nồng độ cao có thể ngửi thấy mùi khai. Do đó, khi ngửi thấy mùi tựa nước tiểu trong nước thì bạn nên hiểu rằng, nước đã bị ô nhiễm khá nặng. Ngoài cách phát hiện amoni qua mùi thì nếu các gia đình luộc thịt kỹ mà vẫn có màu hồng như không chín thì cũng có thể nước đã bị nhiễm amoni.
  • Mùi trứng thối: Nguyên nhân phổ biến là do vi khuẩn kỵ khí tồn tại ở nước, nhất là nước khai thác từ các mạch nước ngầm, dễ nhiễm các hợp chất hữu cơ có trong lòng đất dưới tác dụng của vi khuẩn sẽ sinh ra khí H2S hay còn gọi là hidro sunfua[1]. Mặt khác, H2S có thể kết hợp với các kim loại có trong nước tạo thành kết tủa màu đen, làm đen nước.
  • Mùi mốc: Do các chất rắn bị phân hủy hoàn toàn trong nước chưa được loại bỏ. Hoặc nếu sử dụng nước có lẫn nhiều tạp chất hữu cơ như rong rêu, bạn cũng có thể ngửi được mùi này.
  • Mùi xăng dầu, nhựa thông: Mặc dù rất hiếm nhưng không phải là không xảy ra. Nguyên nhân có thể do bồn chứa nhiên liệu bị rò rỉ hay bể chứa nhiên liệu được đặt dưới lòng đất gần nguồn nước hoặc chất thải từ các nhà máy hay bãi rác gây ô nhiễm nguồn nước. Bất cứ khi nào ngửi thấy mùi này thì bạn cần ngưng sử dụng nguồn nước này ngay lập tức.

 

Cảnh giác và xử lý nước có mùi

Nước có mùi không chỉ gây ô nhiễm không khí mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Dù vậy, dù nhiều người vẫn ngửi thấy nước có mùi lạ nhưng do thi thoảng mới gặp hoặc thấy nước vẫn trong, nên vẫn sử dụng mà không có biện pháp xử lý.

Nước nhiễm bẩn trong sinh hoạt không chỉ có nguy cơ gây ngứa da, nổi mẩn đỏ da khi tắm mà còn có thể khiến bạn “đổ bệnh” lúc nào không hay. Một số bệnh về đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn… được chứng minh là có liên quan đến nguồn nước ô nhiễm. Mặt khác, dùng nước chứa nhiều clo có thể tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, tim mạch, ung thư bàng quang… Cơ quan nghiên cứu chất lượng môi trường Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng, nguy cơ ung thư ở những người uống nước có chứa clo cao hơn 93% so với những người uống nước an toàn 

Hiện nay, các phương pháp  đun sôi nước hay phơi nước ở nơi thoáng khí cho mùi lạ khuếch tán bay đi bớt vừa không thể xử lý triệt để tình trạng nước nhiễm bẩn, vừa mất thời gian. Hơn nữa, nếu nước nhiễm kim loại nặng thì những biện pháp này hoàn toàn không có tác dụng. Phương pháp hữu hiệu và được thế giới khuyến cáo là dùng máy lọc nước thông minh nhưng cần lưu ý là phải tìm đúng sản phẩm chất lượng.