Máy lọc nước 3M Việt Nam

Bạn Đang Sử Dụng Nước Gì Để Uống Và Nấu Nướng ?

Trong công nghiệp: nhà máy xí nghiệp mọc lên khắp nơi, trong nông nghiệp: thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật ngày được sử dụng bừa bãi, ở ngành dịch vụ: đô thị hóa mạnh mẽ….tất cả dẫn đến ô nhiễm môi trường trong đó có cả nguồn nước ăn uống, sinh hoạt.

 

Dưới đây là một số cách xử lý nguồn nước mà người dân đang áp dụng, hãy thử xem nhà bạn đang dùng đã dùng nước “đúng cách” hay chưa?

Nước mưa

Nước mưa chứa ít các loại muối khoáng hòa tan, ít sắt, làm cho nước không có mùi tanh, nước mưa chứa ít các thành phần kim loại nặng nên rất có lợi cho sức khỏe con người.

Sử dụng nước mưa, nước dễ bị nhiễm bẩn do quá trình rơi và chảy trong đường dẫn nước. Khi rơi từ độ cao xuống nước mưa đã hòa tan và tiếp xúc với các tạp chất trong không khí làm cho nước mưa có chứa vi khuẩn, tạp chất hóa học vô cơ hữu cơ nhưng có hàm lượng ít hơn nguồn nước lấy từ đất. Khi chảy từ mái nhà tới bể chứa nước dễ bị nhiễm các chất cặn bẩn rong, rêu, chất độc, can-xi… từ mái ngói, mái fibro xi măng, hay mái bằng….

Tuy nhiên, ở những khu vực ô nhiễm, nước mưa có thể hấp thụ nhiều nguyên tố hóa học, vi sinh vật có hại cho sức khỏe trong quá trình giao lưu trong khí quyển. Lượng vi khuẩn và các tạp chất hóa học nhiều hay ít tùy thuộc vào mùa mưa và từng vùng, từng khu vực (từ những cơn lốc như vòi rồng - cuốn mọi thứ từ đất).

Do đó, chỉ nên lấy nước mưa khi nhà bạn không ở gần các khu vực ô nhiễm như có khói bụi, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật….Không nên hứng nước mưa ngay khi trận mưa trút nước xuống, nên đợi khi mưa được khoảng 10 - 15 phút, khi các chất bẩn đã bị “trôi” hết thì hãy hứng. Cần phải cọ rửa máng dẫn nước mưa, bể chứa cần phải có nắp đậy và phải được cọ rửa thường xuyên. Bể cũng không nên xây cạnh chỗ để rác, cạnh nhà vệ sinh, chuồng nuôi gia súc, gia cầm….

Nước chỉ lấy theo mùa và bể chứa phải đủ lớn để đến mùa khô sẽ không có nước để sử dụng và cần đun sôi nước để loại bỏ vi rút, vi khuẩn.

Nước giếng khoan

Ưu điểm của phương pháp này là nước lấy được nhiều, nhanh và tiện lợi. Đây là giải pháp truyền thống của rất nhiều hộ gia đình.

Nước giếng khoan được bơm trực tiếp dưới lòng đất lên thường chứa rất nhiều các chất độc hại. Đối với loại nước này, các gia đình nên trang bị bể lọc thô bao gồm các lớp lọc như lớp sỏi (sỏi lớn, sỏi nhỏ), lớp cát lớn, lớp than hoạt tính, lớp cát sạch… và kèm theo giàn phun mưa. Sử dụng giải pháp này có thể lọc được các chất cặn bẩn, một số chất hữu cơ, khử mùi clo….

Nước máy

Nước máy là nước đã được qua xử lý, do đó loại bỏ được một số loại kim loại nặng, nguồn nước máy nếu đảm bảo sẽ đạt Quy chuẩn quốc gia đối với nước sinh hoạt.

Tuy nhiên, nếu đường nước không đảm bảo hoặc bị vỡ sẽ khiến nguồn nước không đảm bảo. Bằng cảm quan có thể nhận thấy nguồn nước có vấn đề: chẳng hạn như: nước có chứa mùi khử trùng Clo sẽ có mùi Clo rất khó chịu, hay nước có màu vàng của hợp chất sắt, mangan hoặc màu xanh của tảo hoặc hợp chất hữu cơ. Nước có cặn trắng đục ở đáy ấm đun hay cặn bám vào vòi nước, phích đựng nước… thì nước của nhà bạn đã bị nhiễm can-xi….. Khi đó cần báo cơ quan chức năng và có thể tự xử lý bằng cách mua nước sạch hay máy lọc nước để xử lý.

Nước máy nhiễm sắt

 

Nước từ thiết bị lọc nước

Tuỳ từng loại máy mà sẽ cho chất lượng nước khác nhau.

Nếu bạn không cần nước uống trực tiếp, nguồn xử lý là nước máy thì có thể dùng máy lọc Nano và máy UF bởi máy chỉ loại bỏ được các chất có kích thước lớn từ 10-100 nanomet.

Nếu bạn muốn có loại nước uống trực tiếp hay ở những vùng nước có nguy cơ ô nhiễm cao thì sử dụng máy lọc nước công nghệ RO vì loại này có thể lọc kim loại nặng, các tạp chất, tiêu diệt đến 99.99% vi khuẩn, vi rút…

Dù là loại máy lọc nào cũng cần nguồn gốc xuất xứ đảm bảo, thay lõi đúng thời hạn (một số máy có tính năng tự động báo thay lõi lọc) thì mới đảm bảo đúng chất lượng của máy.

 

Người tiêu dùng khi mua máy lọc nước cần kiểm tra rõ ràng chứng nhận đánh giá khả năng lọc của thiết bị lọc theo Quy chuẩn quốc gia đối với nước ăn uống (QCVN01:2009/BYT) hay Quy chuẩn quốc gia đối với nước uống trực tiếp (QCVN06-1:2010/BYT).

 

(Nguồn: dantri.com.vn)

Bạn đang xem: Bạn Đang Sử Dụng Nước Gì Để Uống Và Nấu Nướng ?
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon icon icon icon