Máy lọc nước 3M Việt Nam

Phân Biệt Nước Lọc Và Nước Tinh Khiết

Hiện nay, ô nhiễm nguồn nước và sự giảm sút của chất lượng nước máy đang là mối lo ngại lớn nhất của nhiều gia đình. Do đó, việc đun sôi nước máy để nguội và uống không còn được ưa chuộng như trước kia. Việc sử dụng nước đun sôi để nguội mỗi ngày dễ gây các tích tụ có hại nếu nguồn nước đầu vào chứa các thành phần có hại. Vậy, nước tinh khiết hay nước lọc sẽ phù hợp hơn cho nhu cầu uống nước hàng ngày và vẫn đảm bảo sức khoẻ?

 

Nhiều người trong chúng ta cho rằng, việc phân biệt nước lọc hay nước tinh khiết không quan trọng, miễn sao đó là nước uống được. Điều này chưa đúng, bởi bên trong “Nước” không đơn giản như chúng ta nghĩ. Có thể, nhiều chất khác đã hòa tan và vô vàn những thứ mắt thường chúng ta không thấy được vẫn có trong từng ly nước chúng ta uống hàng ngày. 

 

Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về nước lọc và nước tinh khiết:

Nước lọc và nước tinh khiết có giống nhau?

Nhìn chung, nước lọc, nước tinh khiết đều là loại nước an toàn, đủ tiêu chuẩn uống được, đã được vô khuẩn, vô trùng. Đi sâu hơn, 2 loại nước đều trải qua các công nghệ lọc tiên tiến, tạo ra nước sạch có thể uống tươi, trực tiếp và không cần phải đun sôi để nguội như truyền thống.

Giống nhau như vậy, nên nhiều người nhầm lẫn nước lọc và nước suối tinh khiết. Đặc biệt, khi chúng ta chỉ gọi chung là “nước suối”. Điển hình, khi vào một quán ăn và gọi nước suối, gần như chúng ta không quan tâm chủ quán đem nước lọc hay nước tinh khiết? Thậm chí, họ còn có thể nghĩ đó đều là loại nước giống nhau… 

Tuy nhiên ở từng loại đều có nguồn sản xuất, thành phần khác nhau mà chúng ta cần phải chú ý để sử dụng đúng cách nhất.

 

Vậy sự khác nhau của 2 loại nước này là gì? Hãy cùng so sánh để chọn loại nước tốt nhất nhé!

Phân biệt một cách đơn giản nhất, nước lọc là nước còn chứa khoáng, còn nước tinh khiết không chứa khoáng. Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Việc phân biệt nước lọc và nước tinh khiết dựa vào nhiều yếu tố sau đây:

1. Nguồn gốc 

– Nước tinh khiết: thường được sản xuất từ nước giếng, nước sông, nước sinh hoạt… . Qua tiệt trùng và sử dụng màng lọc RO, những loại nước trên đều có thể trở thành nước tinh khiết. Nguồn để tạo ra nước tinh khiết có thể là nước ô nhiễm.

– Nước lọc: thường được sản xuất từ nước máy với các công nghệ lọc nước hiện đại như I.M.P.A.C.T, Sợi rỗng, UF… . Điểm đặc trưng của nước lọc là còn đủ các khoáng chất có ích cho sức khỏe trong tự nhiên. Ngoài ra, ta cũng có thể tạo ra nước lọc từ việc bổ sung khoáng, tăng thêm khoáng nhân tạo (lõi alkaline tạo kiềm)  khi thêm bước lọc qua lõi khoáng sau khi lọc nước từ công nghệ RO hoặc Nano.

2. Thành phần 

– Nước tinh khiết: không chứa tạp chất, không chứa vi khuẩn, không chứa kim loại hay bất cứ chất độc nào. Đặc biệt không chứa cả khoáng chất, chỉ chứa mỗi thành phần là nước nên còn được gọi là nước trơ, nước chết.

– Nước lọc: chứa nhiều các chất khoáng tự nhiên và có ích trong nước, giữ hàm lượng khoáng theo tỉ lệ vốn có của nước (có thể khác nhau đôi chút tùy theo công nghệ lọc).

 

Phân Biệt Nước Lọc Và Nước Tinh Khiết

 

Từ các yếu tố trên, chúng ta có thể thấy nước tinh khiết và nước lọc có thể ứng dụng như sau: 

– Nước tinh khiết: mặc dù, nước được lọc sạch, loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, các chất độc nhưng nước không chứa khoáng. Uống nước tinh khiết mỗi ngày dễ dẫn đến thiếu khoáng cho cơ thể. Do đó, nước tinh khiết được sử dụng tốt nhất là dùng để uống thuốc Tây vì không ảnh hưởng đến các thành phần thuốc, tác dụng thuốc.

– Nước lọc: do sự ảnh hưởng sức khỏe lâu dài của nước tinh khiết, nhiều người dần yêu thích nước lọc hơn vì nó vừa đảm bảo sức khoẻ, vừa cung cấp nước hàng ngày một cách tiện dụng nhất. Từ đó, các công nghệ lọc nước lần lượt ra đời để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng như: công nghệ lọc nước I.M.P.A.C.T, công nghệ lọc nước Sợi rỗng, công nghệ lọc nước UF……

Quý Nguyễn,

Nghiên cứu và tổng hợp từ tài liệu về nước

Bạn đang xem: Phân Biệt Nước Lọc Và Nước Tinh Khiết
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon icon icon icon