Máy lọc nước 3M Việt Nam

Thực Trạng Nước Máy Sinh Hoạt Hằng Ngày

Không chỉ có nguồn nước giếng khoan ở các hộ gia đình bị nhiễm độc, mà ngay cả nguồn nước máy cũng trong tình trạng tương tự. Các test thử với nước máy ngày 15/3 khiến nhiều người phát hoảng.

 

Nước nhà máy nhiễm Amoniac

Sáng 15/3, tại số nhà 92 phố Phương Liệt, tiến sĩ Trần Văn Nhị và cộng sự (Viện Khoa học & Công nghệ) lấy nước trực tiếp từ vòi nước máy cho vào lọ và nhỏ vài giọt dung dịch thử phản ứng hoá học. Chỉ vài giây sau, ống nước đang trong bắt đầu xuất hiện những vẩn màu vàng, để chừng vài phút thì lớp vẩn này lắng xuống thành tầng dày dưới đáy. “Ngay cả nguồn nước được coi là chuẩn nhất hiện nay là nước máy cũng bị nhiễm amoni”, ông Nhị khẳng định. 

Bà Ngô Thuý Phương, chủ ngôi nhà này kể: “Mấy năm trước khi mới chuyển đến đây, ngay lúc mở vòi nước cho vào bồn tắm thì đã chảy ra nước vàng đục rồi. Mấy năm nay không còn hiện tượng đó nữa, nhưng khi xét nghiệm mới phát hiện nước vẫn bị nhiễm độc. Hồi nhà tôi còn ở Giảng Võ, miếng thịt luộc lên bao giờ cũng trắng, thế nhưng từ ngày về đây miếng thịt luộc lại có màu đỏ hồng. Mãi sau này tôi mới biết là do nước nhiễm amoni. Nước nhà tôi dùng là nước của Nhà máy nước Pháp Vân”. 

Một loạt các test thử với mẫu nước máy tại gia đình ông Nguyễn Văn Lâm ở ngách 15, ngõ 19 đường Kim Đồng; bà Nguyễn Thị Thế ở ngõ 231 đường Giáp Bát; gia đình ông Bình, ông Quỳnh ở 126 và 155 đường Sông Lừ... đều cho kết quả nước nhiễm amoni. Không chỉ có vậy, test thử cho thấy, nước ở các vùng dân cư trên còn bị nhiễm cả asen với hàm lượng lên tới 30 – 40 microgam/lít, trong khi giới hạn cho phép là 10 microgam/lít.

Nước từ nhà máy nước P.V

 

Tiến sĩ Trần Văn Nhị cho hay, một loạt các nhà máy nước bị nhiễm amoni như Hạ Đình, Pháp Vân, Tương Mai... Nhiễm nặng nhất là Nhà máy nước Pháp Vân với hàm lượng amoni có trong nước máy lên từ 15 – 18mg/l cho đến 40 – 60mg/l (giới hạn cho phép là phải thấp hơn 1,5mg/l). Tỉ lệ nhiễm độc của nước ở Nhà máy nước Hạ Đình thấp hơn một chút, dao động từ 15 – 20mg/l; nhà máy nước Tương Mai từ khoảng 8 – 12mg/l. “Nhẹ” nhất là nhà máy nước Nam Dư có hàm lượng nhiễm amoni khoảng 6 – 6,5mg/l. Sau đó, nhà máy đã được đầu tư hệ thống xử lý amoni để giảm hàm lượng chất độc này xuống đến giới hạn cho phép là thấp hơn 1,5mg/l. 

 

Trạm “mini” cũng không an toàn!!

Ngoài nguồn nước “sạch” từ một số nhà máy nước của thành phố, nhiều khu vực dân cư được cung cấp nước sinh hoạt từ các trạm cấp nước mini trong vùng. Mặc dù không sử dụng nguồn nước bị nhiễm amoni từ các nhà máy trên nhưng nước từ các trạm bơm riêng này cũng trong tình trạng báo động về chất lượng. 

Amoni (chất được phân huỷ từ các loại chất thải) có trong nước cực kỳ nguy hiểm vì khi gặp không khí sẽ chuyển hoá thành chất có khả năng gây bệnh ung thư. Thậm chí, khi ăn vào cơ thể nó sẽ kết hợp với chất có trong dạ dày tạo thành chất mới gây nguy cơ ung thư rất cao. 

 

Tại tổ 76, phường Phương Liệt, TS Nhị từng lấy mẫu nước tại ngôi nhà ở ngách 12/3 của gia đình anh Vũ Đức Thuấn, cho vào hai lọ khác nhau. Lọ thứ nhất, chưa đầy một phút sau khi nhỏ hoá chất thử amoni, nước chuyển màu vàng đục. Lọ thứ hai được nhỏ vài giọt hoá chất để thử phản ứng nitrit (chất có khả năng gây ung thư và bệnh hô hấp ở trẻ em), sau gần một phút, nước cũng chuyển màu tím sẫm.

TS Trần Văn Nhị cho biết: “Nguồn nước ở đây bị nhiễm amoni rất nặng. Thậm chí đã chuyển hoá thành nitrit độc hại. Lọ màu vàng đục là biểu hiện nước bị nhiễm amoni. Lọ màu tím biểu hiện nước nhiễm nitrit với tỉ lệ quá cao. Nếu tỉ lệ nhiễm thấp thì lọ nước chỉ có màu hồng nhạt chứ không sẫm như thế này. Với tỉ lệ nhiễm nặng như thế, không thể phân tích luôn được mà pha loãng nhiều lần cho đến khi nước có màu hồng nhạt biểu hiện nitrit đã về đến độ ổn định thì máy mới phân tích được”. 

Thế nhưng, chỉ chừng 6 phút sau, lọ nước nhiễm nitrit màu tím sẫm lại đột ngột chuyển thành màu vàng đục. TS Nhị giải thích về hiện tượng này, đó là do nước có tỉ lệ nhiễm nitrit quá cao nên chỉ để chừng vài phút nước sẽ chuyển lại màu vàng đục. Sự chuyển biến quá nhanh cực kỳ nguy hiểm và khó phòng tránh.

Các hộ dân trên phố Nguyễn Ngọc Nại, Lê Trọng Tấn... đang sử dụng nguồn nước ngầm riêng từ trạm cung cấp nước của Quân chủng Phòng không Không quân, nhưng sau khi làm các test thử, chất lượng nước ở đây cũng trong tình trạng nhiễm bẩn không kém. Tại gia đình ông Nguyễn Văn Hưu, ngõ 164 Nguyễn Ngọc Nại, các nhà khoa học lấy mẫu nước để thử thì phát hiện nước nhiễm amoni. 

Ông Nguyễn Văn Toản ở thôn Tự Khoát, huyện Thanh Trì, trước đây phải trông cháu nội nên cẩn thận dặn cậu con trai ngày nào cũng phải chở nước máy từ Giáp Bát về để nấu ăn. Nhưng trong quá trình điều tra thực tế, TS Trần Văn Nhị tiến hành thử cả hai mẫu nước lấy từ Giáp Bát về và mẫu nước đang sử dụng tại gia đình ông Toản mới phát hiện mẫu nước từ Giáp Bát còn nhiễm amoni nặng hơn cả mẫu nước tại gia đình ông Toản. Cùng ngày, nhóm các nhà khoa học tiến hành lấy mẫu nước ngẫu nhiên tại một số căn hộ thuộc dãy nhà D, khu tập thể cục V26, nguồn nước này được kéo từ Cục V26. Trực tiếp thử phản ứng hoá học ngay tại chỗ thì chưa đầy một phút, ống nước đang trong lập tức chuyển sang màu vàng vẩn đục, cho thấy nguồn nước này cũng  bị nhiễm amoni rất nghiêm trọng.
 

Tiến sĩ Trần Văn Nhị cho hay, một loạt các trạm cấp nước mini như: Trạm cấp nước Bách Khoa có hàm lượng nhiễm amoni khoảng trên dưới 10mg/l; trạm cấp nước của Phòng không Không quân có hàm lượng amoni khoảng 15 – 20mg/l; trạm cấp nước khu vực Hào Nam cũng bị nhiễm amoni với hàm lượng trên dưới 10mg/l. Một loạt các trạm cấp nước riêng ở khu vực phía Nam Hà Nội, khu vực đường Tam Trinh hầu hết đều nhiễm amoni.

Bạn đang xem: Thực Trạng Nước Máy Sinh Hoạt Hằng Ngày
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon icon icon icon